Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe gây tai nạn

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe gây tai nạn. Ngày 2/10/2016 chồng tôi đang đi xe máy lưu thông trên đường thì một chiếc xe tải chở hàng bất ngờ lấn đường tạt lên đầu xe máy của chồng tôi để rẽ vào đường rẽ làm cho gương xe máy của chồng tôi mắc vào xe và kéo xe máy đi một đoạn khoảng 5-10m, sau đó người dân khu vực thấy vậy tri hô xe dừng sau đó chồng tôi văng ra xa hậu quả là gẫy tay và chấn thương phần mềm. Khi đến viện người nhà gây tai nạn lại có thái độ không hợp tác, to tiếng và nêu lý do không có đủ tiền để nộp viện phí để thực hiện ca mổ và bảo hai bên cùng phải chịu, thấy vậy người nhà tôi mới đi báo công an để sau này dễ giải quyết (sau 1.5 ngày mới báo công an). Vậy xin hỏi trường hợp của chồng tôi như vậy thì người gây tai nạn phải chịu những gì (theo pháp luật). Hiện tại chồng tôi vẫn đang nằm điều trị tại bệnh viện? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định chuyển hướng xe như sau:

"1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.”

Theo quy định trên, thì người điều khiển phương tiện giao thông khi đang tham gia giao thông đường bộ, nếu muốn chuyển hướng xe thì phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo trước. Trường hợp xe tải nếu đang điều khiển xe bất ngờ rẽ vào đường hầm không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo trước là vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 thì: 

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe gây tai nạn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Giao thông đường bộ 2008 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
91 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào