Thủ tục buộc thôi việc đối với công chức tự ý bỏ việc trên 7 ngày

Ở cơ quan tôi có một công chức bỏ vị trí việc làm đến nay được 7 ngày, không có lý do, không liên lạc được. Cơ quan đã đến gặp gia đình mẹ đẻ và vợ của công chức đó nhưng cũng không có tin tức gì. Cho hỏi quy trình xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức này như thế nào và có các mẫu giấy thông báo, mẫu giấy triệu tập công chức đó đến cơ quan để giải quyết không ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức quy định về những trường hợp buộc thôi việc đối với công chức như:

“Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp”.

Căn cứ vào quy định này thì nếu công chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp thì sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật là buộc thôi việc.

Tại chương 4 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật như sau:

- Về thẩm quyền

+ Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

+ Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

+ Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái.

+ Đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.

- Trình tự, thủ tục

Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật

Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật.

Công chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm, trong đó có tự nhận hình thức kỷ luật. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản kiểm điểm hoặc vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu công chức vẫn vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.

Nội dung các cuộc họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật quy phải được lập thành biên bản. Biên bản các cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan sử dụng công chức được gửi đến Chủ tịch Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc người có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét theo thẩm quyền.

Bước 2: Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật

Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới công chức có hành vi vi phạm pháp luật. Công chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đến lần thứ 3 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu công chức đó vẫn vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.

Bước 3: Quyết định kỷ luật

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận công chức không vi phạm pháp luật.

Mẫu giấy triệu tập công chức vi phạm kỷ luật đến sẽ không có mẫu, mẫu này sẽ có quyết định riêng của từng cơ quan.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục buộc thôi việc đối với công chức tự ý bỏ việc trên 7 ngày. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 34/2011/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Công chức
Hỏi đáp mới nhất về Công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì được hưởng các chế độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức có được quyền góp vốn vào doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp công chức, viên chức nào nghỉ hưu sớm trong năm 2024 thì không bị trừ lương hưu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo ngành y tế được tính từ khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các nguyên tắc trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải là công chức thì mới được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên ngành kiểm sát không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức có bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận công tác 2024? Thời gian luân chuyển công tác đối với công chức lãnh đạo, quản lý là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức tập sự có cần người hướng dẫn không? Điều kiện trở thành người hướng dẫn tập sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo (Nghị định 29/2024/NĐ-CP) mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chức
Thư Viện Pháp Luật
229 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào