Mở ngành, chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Mở ngành, chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Thanh Ngân (ngan***@gmail.com, 22 tuổi). Em thấy hiện nay ngành luật đang rất "hot". Vì vậy, rất nhiều trường đại học xin đào tạo thêm ngành này. Em thắc mắc: việc mở ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học được quy định ra sao? Xin Ban biên tập tư vấn giúp, chân thành cảm ơn.

Mở ngành, chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đã được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật Giáo dục đại học 2012 và Khoản 2 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

Theo đó:

1. Điều kiện để cơ sở giáo dục đại học được mở ngành đào tạo trình độ đại học, ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:

a) Ngành và chuyên ngành đăng ký đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước cũng như của từng lĩnh vực;

b) Có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu;

c) Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập;

d) Có chương trình đào tạo bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp và đáp ứng yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học và ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; quyết định cho phép mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Đại học quốc gia, các cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc mở ngành đào tạo trình độ đại học, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo đã được phê duyệt thuộc lĩnh vực đào tạo của nhà trường khi có đủ năng lực đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mở ngành, chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Giáo dục đại học 2012.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

Cơ sở giáo dục đại học
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở giáo dục đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Học ngành kiến trúc có thể thi trường nào? Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc phải đáp ứng điều kiện về trình độ đào tạo như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng trường đại học tư thục có phải là công chức hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự khác biệt giữa đại học và trường đại học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí Đại học Luật TP.HCM năm học 2024-2025 bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách đầy đủ các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 của các trường Đại học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến thành lập Trường ĐH Khoa học sức khỏe thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các trường đào tạo hệ song bằng hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng thành viên hội đồng trường đại học tư thục là bao nhiêu? Có bắt buộc là số lẻ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở giáo dục đại học
249 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ sở giáo dục đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào