Văn phòng Thừa phát lại và Cơ quan thi hành án dân sự cùng tổ chức thi hành án được không?

Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Phương hiện đang làm nhân viên điện lực ở Hà Nội. Cho tôi hỏi: Có thể yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại và Cơ quan thi hành án dân sự cùng tổ chức thi hành án hay không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh của Chính phủ thì trong trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định do một người có nghĩa vụ thi hành thì cùng một thời điểm, người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án hoặc một Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu Cơ quan thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.
Nếu trong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được thi hành án mà trong đó có người yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành, có người yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì Cơ quan thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành án.
Đối với các vụ việc đã được tổ chức thi hành tại Cơ quan thi hành án nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án không tiếp tục việc thi hành án và yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành hoặc ngược lại thì nội dung yêu cầu phải nêu rõ kết quả thi hành trước đó, những nội dung yêu cầu tổ chức thi hành tiếp và nội dung bảo lưu kết quả thi hành trước đó (nếu có). Văn phòng Thừa phát lại, Cơ quan thi hành án có thể chấp thuận đề nghị bảo lưu kết quả thi hành trước đó của đương sự để làm căn cứ tiếp tục tổ chức thi hành án.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại và Cơ quan thi hành án dân sự cùng tổ chức thi hành án. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 135/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thừa phát lại
Hỏi đáp mới nhất về Thừa phát lại
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại không hành nghề bao lâu thì bị miễn nhiệm thừa phát lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề thừa phát lại 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại có được quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế khi tổ chức thi hành án dân sự hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại là ai? Thừa phát lại có được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký học Thừa phát lại ở đâu? Ai được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Quá bao nhiêu tuổi không được bổ nhiệm Thừa phát lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không được bổ nhiệm Thừa phát lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được đồng thời hành nghề tại 02 Văn phòng Thừa phát lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải mọi cá nhân tốt nghiệp cử nhân luật đều có thể trở thành thừa phát lại ở Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Những quy tắc chung trong đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thừa phát lại
Thư Viện Pháp Luật
222 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thừa phát lại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào