Làm biển quảng cáo sai quy định bị xử lý thế nào?

Để hút khách, nhiều nhà hàng bất chấp quy định của pháp luật, làm biển quảng cáo khổ lớn che kín mặt tiền, gây nguy cơ xảy ra hỏa hoạn. Cho tôi hỏi, hành vi làm biển quảng cáo sai quy định như vậy bị xử lý như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Gần đây đã có rất nhiều vụ chập, cháy các biển quảng cáo karaoke cỡ lớn được thiết kế lắp đặt kiên cố trước mặt tiền của cơ sở kinh doanh.

Đa phần chủ sơ sở tận dụng hết cả mặt tiền ngôi nhà, cá biệt nhiều biển quảng cáo bịt hết các cửa ra vào mặt trước ngôi nhà. Hệ thống biển quảng cáo này luôn hoạt động hết công suất nên có thể đây là nguyên nhân gây chập cháy sau đó lan vào phía bên trong gây hậu quả lớn về tài sản và con người.

Theo Điều 34 Luật quảng cáo năm 2012, kích thước biển quảng cáo được quy định như sau: Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 2 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền. Với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1 m, chiều cao tối đa là 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả, không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Tại Thông tư 19/2013/TT-BXD (có hiệu lực từ 1/5/2014) quy định các bảng quảng cáo khi đặt tại các công trình, nhà ở riêng lẻ thì bảng quảng cáo treo, gắn, ốp vào mặt tường phải đảm bảo các yêu cầu: chiều cao tối đa 5 m, chiều dài không vượt quá giới hạn mặt tường tại vị trí đặt bảng và số lượng không quá 2 bảng.

Cụ thể, đối với bảng quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình, nhà ở thì mỗi tầng chỉ được đặt một bảng, chiều cao tối đa 2 m, không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền, mặt ngoài bảng quảng cáo không được nhô ra quá 2 m…

Đối với bảng quảng cáo dọc, chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình, nhà ở nơi đặt bảng quảng cáo…

Áp vào quy định trên, tôi thấy hầu như các chủ cơ sở kinh doanh karaoke hiện nay đã vi phạm Luật quảng cáo. Như vậy, họ sẽ bị xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ theo Điều 60 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

Tùy theo mức độ, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 40 triệu đồng, buộc tháo dỡ quảng cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu…

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử lý trường hợp làm biển quảng cáo sai quy định. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật quảng cáo năm 2012 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Xử lý vi phạm trong quảng cáo
Hỏi đáp mới nhất về Xử lý vi phạm trong quảng cáo
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô có quyền dán quảng cáo trên các vị trí nào của xe? Mức xử phạt đối với hành vi dán quảng cáo không đúng vị trí theo quy định trên xe ô tô là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Dán quảng cáo trên cột điện, phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo sai sự thật về hàng hóa
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo gian dối bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đặt treo biển quảng cáo trên đường bộ ngoài đô thị bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Tội quảng cáo gian dối là gì
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo côn nhị khúc có bị xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp pháp luật
tin nhắn quảng cáo bán SIM điện thoại
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo sai sự thật về hàng hóa
Hỏi đáp pháp luật
Gắn biển quảng cáo che khuất đèn tín hiệu xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử lý vi phạm trong quảng cáo
Thư Viện Pháp Luật
430 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử lý vi phạm trong quảng cáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào