Lập vi bằng khi mua nhà

Cho hỏi tháng 10 năm 2015 tôi có mua căn nhà tại phường Tân Phú và làm hợp đồng công chứng vi bằng với số tiền 1 tỷ 4, đưa trước 600 triệu còn lại 800 triệu ra sổ hồng đưa tiếp, còn không ra sổ được thì tôi coi như mua căn nhà 600 triệu. Trong bản hợp đồng vi bằng ghi rõ đất không tranh chấp, không lộ giới quy hoạch. Cho tôi hỏi nếu hết thời gian (tháng 10 năm 2016) là hết hạn hợp đồng bên bạn phải ra sổ nhưng bên không ra sổ hồng được thì bên bạn có vi phạm hợp đồng không? Và tôi có phải đưa tiền tiếp nữa không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo những thông tin của bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy vấn đề mà bạn thắc mắc trong giao dịch này là phát sinh nghĩa vụ nếu xảy ra tranh chấp giữa việc giao nhận tiền và giao nhận sổ hồng. Bên bạn (bên mua) và bên bán đã xác lập vi bằng về việc đã giao nhận tiền và giấy tờ để chứng minh là cần thiết. Việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất trước sự chứng kiến của Thừa phát lại – Hay còn gọi là lập vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ là một trong những chứng cứ vững chắc để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ này. Đây là chứng cứ ghi nhận việc bên mua giao tiền cho bên bán và bên bán giao giấy tờ cho bên mua.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 25 nghị định 61/2009/NĐ-CP về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại như sau:

“Điều 25. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng

1.Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2.Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại”.

Như vậy, sự kiện mua bán căn nhà tại phường Tân Phú có thể được lập vi bẳng với giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP:

Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, pháp luật về nhà ở, đất đai chưa công nhận thẩm quyền của Thừa phát lại trong hoạt động chứng nhận các hợp đồng, giao dịch về nhà đất…Mà theo quy định trên, việc lập vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ chứ không phải là một thủ tục hành chính để bảo đảm giá trị tài sản. Vì vậy, vi bằng của văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng thực quan hệ giao dịch mua bán tài sản. Việc lập vi bằng đối với việc mua bán căn nhà tại phường  Tam Phú của bạn và bên bán sẽ là xác nhận về việc có giao kết đối với việc mua bán căn nhà giữa hai bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại tòa nếu có tranh chấp xảy ra.

Bạn giả định rằng nếu như bên bán không có sổ hồng đúng  hạn hợp đồng thì căn cứ vào vi bằng chỉ có phương án giải quyết trong trường hợp này là một bên trả lại tiền và bên kia trả lại nhà, chứ không có giá trị pháp lý về mặt hình thức.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về lập vi bằng khi mua nhà. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 135/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Lập vi bằng
Hỏi đáp mới nhất về Lập vi bằng
Hỏi đáp Pháp luật
Lập vi bằng là gì? Vi bằng có giá trị thay thế văn bản công chứng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập vi bằng để mua bán đất và những điều cần lưu ý?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc đặt cọc mua bán nhà đất có được lập vi bằng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán nhà bằng việc lập vi bằng thì có giá trị pháp lý không? Các trường hợp không được lập vi bằng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục lập vi bằng theo quy định hiện hành? Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Vi bằng mua bán nhà đất có thể được lập bởi thừa phát lại không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được lập vi bằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?
Hỏi đáp pháp luật
Việc lập vi bằng
Hỏi đáp pháp luật
Lập vi bằng mua bán nhà có được đăng bộ và có được nhập hộ khẩu vào nhà mới mua được không?
Hỏi đáp pháp luật
Lập vi bằng khi mua nhà
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lập vi bằng
Thư Viện Pháp Luật
310 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lập vi bằng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào