Ra quyết định tạm giam đối với từng bị cáo như thế nào?

Đối với vụ án có nhiều bị cáo, bị truy tố về nhiều tội khác nhau (có tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) hoặc nhiều khung hình phạt khác nhau trong cùng một tội thì việc ra quyết định tạm giam đối với từng bị cáo như thế nào? Thời gian tạm giam có thể tính theo tội danh mà trong đó có bị cáo bị truy tố về tội đặc biệt nghiêm trọng... và có thời gian chuẩn bị xét xử dài nhất được không?

Theo quy định tại Điều 177 của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì sau khi nhận hồ sơ vụ án, Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam để chuẩn bị xét xử. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 176 của Bộ luật Tố tụng Hình sự và được hướng dẫn chi tiết tại 1.2.1 tiểu mục 1.2 mục 1 phần I Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05-11-2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003”, cụ thể là:

“a. Nếu không phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nhận hồ sơ vụ án tối đa là:

a.1. Bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

a.2. Hai tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;

a.3. Hai tháng mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

a.4. Ba tháng mười lăm ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

b. Nếu phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuản bị xét xử kể từ ngày Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nhận hồ sơ vụ án tối đa là:

b.1. Hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b.2. Hai tháng mười lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng;

b.3. Ba tháng mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

b.4. Bốn tháng mười lăm ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

c. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và b trên đây mà phiên tòa không mở được trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử vì có lý do chính đáng, thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với từng trường hợp được cộng thêm tối đa là mười lăm ngày nữa.”

Theo hướng dẫn tại điểm đ tiểu mục 2.2 mục 2 phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP nêu trên thì trường hợp trong vụ án có nhiều bị cáo bị truy tố về nhiều tội khác nhau (tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) thì thời hạn tạm giam đối với từng bị cáo không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị cáo đó bị truy tố.

Như vậy, đối với vụ án có nhiều bị cáo, bị truy tố về nhiều tội khác nhau (tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) hoặc nhiều khung hình phạt khác nhau trong cùng một tội thì thời hạn tạm giam được Tòa án áp dụng đối với từng bị cáo căn cứ vào tội phạm (tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) mà bị cáo đó bị truy tố. Tuy nhiên, trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo, bị truy tố về nhiều tội khác nhau (trong đó có bị cáo bị truy tố về tội đặc biệt nghiêm trọng) thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án có thể kéo dài hơn thời hạn tạm giam mà Tòa án áp dụng đối với những bị cáo bị truy tố về tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng (vì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được xác định theo tội danh nặng nhất mà trong vụ án có bị cáo bị truy tố). Trong trường hợp này, nếu xét thấy cần thiết phải tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam đối với các bị cáo đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết thì theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, “..., trước khi thời hạn tạm giam gần hết (thời hạn tạm giam còn lại không quá năm ngày), Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải đề nghị Chánh án hoặc phó Chánh án Tòa án ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và cho đến khi kết thúc phiên tòa; cụ thể cần ghi: “Thời hạn tạm giam kể từ ngày... tháng... năm... cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm”.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
233 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào