Bị phạt đến 60 triệu đồng nếu bán thực phẩm quá hạn

Hiện nay, có một số cửa hàng bán hàng hóa đã quá hạn sử dụng hoặc sửa chữa thời hạn sử dụng ghi trên nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa để đánh lừa người tiêu dùng. Xin cho biết hành vi đó bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, người có hành vi kinh doanh hàng hóa đã quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa; đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của hàng hóa đã hết hạn sử dụng hoặc sắp hết hạn sử dụng nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa (gọi chung là kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng) được quy định như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng có giá trị hàng hóa đến 1.000.000 đồng: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa có giá trị nếu hàng hóa có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hóa có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hàng hóa có giá trị trên 30.000.000 đồng. Đặc biệt, người vi phạm có thể bị phạt tiền gấp 2 lần các mức tiền phạt quy định ở trên đối với một trong các trường hợp sau đây: - Việc vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, gia công, chế tác, tái chế, lắp ráp, đóng gói, nhập khẩu hàng hóa; - Hàng hóa vi phạm là của hàng thực phẩm, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, thuốc thú y, phân bón, xi măng, sắt thép, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như buộc đình chỉ lưu thông, buộc tiêu hủy hàng hóa, buộc thu hồi hàng hóa có nhãn hoặc bao bì sai phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa đang lưu thông trên thị trường…

Thư Viện Pháp Luật

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

137 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào