Bắt khẩn cấp tạm thời ở tòa án cấp Sơ thẩm

Để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa sơ thẩm thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

a. Quyền yêu cầu áp dụng bắt khẩn cấp tạm thời ở tòa án cấp Sơ thẩm

* Người có quyền yêu cầu: Người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT được quy định tại khoản 1 Điều 99 BLTTDS và được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định tại Chương VIII “ các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó bao gồm những người sau: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự; Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp doLuật hôn nhân và gia đình quy định; Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định.

Về nguyên tắc, tòa án chỉ được quyết định áp dụng BPKCTT khi có đơn yêu  cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tòa án có thể ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT. Đó là 5 trường hợp được quy định tại Điều 119 BLTTDS. Và khi tự mình ra quyết định áp dụng một BPKCTT cụ thể, ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại điều luật tương ứng của BLTTDS, Toà án cần phải căn cứ vào các quy định của phápluật liên quan để có quyết định đúng. Việc pháp luật quy định tòa án chỉ có quyền áp dụng các BPKCTT trong một số trường hợp mà không được phép áp dụng trong mọi trường hợp nhằm đảm bảo quyền yêu cầu của đương sự được thực hiện một cách có hiệu quả nhất có thể.

* Điều kiện áp dụng: Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2005 thì chỉ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện (đơn khởi kiện phải được làm theo đúng quy định tại Điều 164 của BLTTDS), thì cá nhân, cơ quan, tổ chức mới có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 102 của BLTTDS: Do tình thế khẩn cấp, tức là cần phải được giải quyết ngay, không chậm trễ; Cần phải bảo vệ ngay bằng chứng trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu huỷ, có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc sau này khó có thể thu thập được; Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (có thể là hậu quả về vật chất hoặc phi vật chất). Ngoài ra, Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng một BPKCTT cụ thể khi có đầy đủ các điều kiện do BLTTDS quy định đối với BPKCTT đó.

 b. Thẩm quyền áp dụng bắt khẩn cấp tạm thời ở tòa án cấp Sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 100 BLTTDS thì thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT thuộc về tòa án thụ lý giải quyết vụ việc. trước khi mở phiên toà do một Thẩm phán xem xét, quyết định, tại phiên toà do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

c. Trình tự và thủ tục áp dụng bắt khẩn cấp tạm thời ở tòa án cấp Sơ thẩm

Theo Điều 117 BLTTDS thì trước tiên người yêu cầu phải làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền với đầy đủ nội dung được quy định trong khoản 1 Điều 117. Tuỳ theo từng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cu thể mà người yêu cầu phải cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Thủ tục áp dụng BPKCTT được hướng dẫn chi tiết tại mục 5 Nghị quyết số 02/2005. Theo đó: Trong quá trình giải quyết vụ án, thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải phải xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo. Nếu đơn yêu chưa làm đúng thì Thẩm phán yêu cầu họ phải sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu. Nếu chứng cứ chưa đủ thì đề nghị người yêu cầu cung cấp bổ sung chứng cứ.. Sau khi xem xét và nghe ý kiến, nếu chấp nhận yêu, thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT. Trường hợp người đó phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì ngay sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện biện pháp bảo đảm, thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận được đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT, thì Hội đồng xét xử phải xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo, hỏi ý kiến của người yêu cầu và người bị yêu cầu áp dụng BPKCTT, thảo luận và thông qua tại phòng xử án. Trong trường hợp chấp nhận mà người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm, thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT; Trong trường hợp chấp nhận mà người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm, thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT khi họ xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm;Trong trường hợp không chấp nhận, thì Hội đồng xét xử không phải ra quyết định, nhưng phải thông báo công khai tại phiên toà việc không chấp nhận, nêu rõ lý do và phải ghi vào biên bản phiên toà.

Trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện cùng với việc khởi kiện thì sau khi nhận đơn, Chánh án Toà án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Thư Viện Pháp Luật

Tòa án nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
5 Tòa án nhân dân có người được xác minh tài sản thu nhập của cá nhân năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền là gì? Những tranh chấp dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
Hỏi đáp pháp luật
Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án?
Hỏi đáp pháp luật
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Bộ luật tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là tạm ngừng phiên tòa? Trường hợp nào được tạm ngừng phiên tòa dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu người đại diện trong hòa giải Tòa án? Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên thỏa thuận cả Trọng tài và Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án nhân dân có được trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những quyết định, hành vi nào trong tòa án nhân dân có thể được khiếu nại?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay Tòa án nhân dân cấp tỉnh có những tòa chuyên trách nào? Thẩm quyền của các tòa chuyên trách là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tòa án nhân dân
139 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tòa án nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào