Thẩm quyền chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Ba mẹ tôi có 3 ngôi nhà, có 4 người con. Ba tôi mất cách đây 8 năm nhưng không để lại di chúc. Năm 2006 gia đình tôi họp và quyết định chia cho 3 người con mỗi người 1 căn nhà trên, lập thành văn bản có chứng nhận của UBND phường. Cách đây một tháng, tôi và mẹ tôi mang sổ đỏ, biên bản phân chia tài sản ở trên, và các giấy tờ liên quan đến phòng đăng ký quyền sử dụng đất đất để sang tên cho tôi phần ngôi nhà tôi hưởng. Nhưng văn phòng yêu cầu gia đình tôi đến Phòng Công chứng tỉnh để làm công chứng phân chia di sản. Yêu cầu trên có đúng không?

Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn làm thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế vào năm 2006. Thời điểm này, trường hợp khai nhận thừa kế được thực hiện theo trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và các văn bản hướng dẫn: Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 75; Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 13/6/2006 hướng dẫn công chứng, chứng thực hợp đồng văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất. Theo đó, văn bản khai nhận di sản/văn bản thỏa thuận phân chia di sản có thể được thực hiện tại Phòng Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã.

Tuy nhiên, Luật Công chứng được ban hành ngày 29/11/2006, có hiệu lực ngày 01/7/2007 và Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký đã phân định rõ thẩm quyền công chứng của tổ chức công chứng (Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng) và thẩm quyền chứng thực của Phòng tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó, tại địa bàn đã có tổ chức công chứng, UBND cấp xã từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Công chứng. Chỉ ở những địa bàn nơi chưa có tổ chức công chứng, UBND cấp xã mới có quyền chứng nhận hợp đồng, giao dịch nếu có yêu cầu của các bên.

Đối chiếu với những quy định nêu trên, nhà bạn đã lập văn bản phân chia di sản từ năm 2006 nhưng chưa làm thủ tục đăng ký sang tên ngay, do vậy, đến thời điểm này, nhà bạn muốn làm thủ tục đăng ký sang tên thì phải thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn. Trên địa bàn nhà bạn đã có tổ chức công chứng (Phòng Công chứng tỉnh) nên các hợp đồng, giao dịch phải công chứng được thực hiện tại tổ chức công chứng. Yêu cầu của phòng đăng ký quyền sử dụng đất là phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
249 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào