Vai trò của tổ chức đảng và cơ quan dân cử trong đấu tranh, xử lý hành vi tham nhũng

Tối ngày 01/9/2006, ông K, Bí thư Đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã X có khách là anh H, cán bộ văn phòng UBND xã đến nhà chơi. Trước khi về, anh H đưa cho ông một phong bì có 5 triệu đồng bên trong và nói đây là khoản tiền mà chủ thầu thi công dự án xây dựng trường mầm non của xã biếu riêng lãnh đạo chính quyền xã nhân dịp ngày Quốc khánh 2/9. Ông K chợt nhớ ra rằng cách đây vài hôm, sau khi kết thúc buổi họp Đảng uỷ xã, ông T, Bí thư chi bộ xóm 4, nơi đang thi công xây dựng trụ sở trường mầm non xã đã nán lại và phản ánh rằng ông nghi ngờ giữa bên nhận thầu thi công và UBND xã có việc ăn chia khuất tất. Cụ thể là hạng mục san lấp mặt bằng trị giá gần 200 triệu đồng chỉ mới làm được một phần và thi công rất cẩu thả nhưng đã được Chủ tịch UBND xã nghiệm thu và thanh toán toàn bộ kinh phí. Do vậy, ông K kiên quyết không nhận số tiền và buộc anh H đưa trả lại cho chủ thầu là ông L. Tuy nhiên, đến hôm sau, khi ông K đi dự lễ kỷ niệm Quốc khánh trên huyện về thì thấy vợ ông bảo là trong lúc ông đi vắng, ông L đã đến nhà chơi và biếu vợ chồng ông cái tivi màu (trị giá gần 5 triệu đồng). Ông K cần xử lý như thế nào?

Trong vụ việc nói trên, ông K hoàn toàn có cơ sở để xác định hành vi đưa biếu tài sản cho ông nhân dịp ngày Quốc khánh là hành vi hối lộ. Tính chất của việc đưa hối lộ này cần được nhận thức đầy đủ như sau:

- Có tính tổ chức: biểu hiện ở việc người đưa hối lộ (ông L, chủ thầu xây dựng) đã thông qua anh H, cán bộ văn phòng để tiếp cận và đưa tài sản hối lộ cho ông; có sự lựa chọn thời điểm phù hợp để đưa tài sản hối lộ dưới hình thức quà biếu nhân ngày Quốc khánh;

- Có mục đích hối lộ nhiều người: hành vi đưa hối lộ không chỉ nhằm vào riêng ông K, với vai trò là Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, mà còn gồm cả các lãnh đạo chủ chốt khác trong chính quyền xã;

- Việc đưa hối lộ có chủ ý và thực hiện một cách kiên quyết: thể hiện ở việc ông K đã kiên quyết từ chối nhận tiền biếu và buộc anh H phải trả lại cho chủ thầu nhưng bên đưa hối lộ tiếp tục thực hiện hành vi hối lộ bằng việc chuyển tài sản hối lộ từ tiền sang hiện vật, nhằm mục đích không để ông K từ chối.
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 40 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì việc tặng quà và nhận quà vì mục đích vụ lợi là hành vi bị nghiêm cấm. Trong trường hợp này, ông K tuy không phải là người trực tiếp có thẩm quyền giải quyết công việc liên quan đến ông L, chủ thầu thi công nhưng với vai trò Bí thư Đảng uỷ xã và Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, vai trò của ông K có thể bị lợi dụng để bao che cho hành vi vi phạm pháp luật. Đây cũng là một hành vi tham nhũng theo quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005.

Vào thời điểm hành vi đưa hối lộ xảy ra, ông K, với vai trò là Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã đã nhận được thông tin về những vi phạm và khuất tất trong việc nhận thầu thi công của ông L, người đưa hối lộ. Do đó, với vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình, ông K cần thực hiện những việc sau:
Với vai trò là Bí thư Đảng uỷ xã, theo điểm 2 Mục II Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thì ông K cần phát huy vai trò của tổ chức đảng trong việc kịp thời kiểm tra, xử lý hành vi tham nhũng, kiên quyết không bao che, dung túng cho sai phạm đã xảy ra. Với dấu hiệu tham nhũng thể hiện khá rõ ràng và hành vi đưa hối lộ đã xảy ra với mình, ông K cần xử lý như sau:

- Lập biên bản ghi nhận sự việc tặng quà;

- Do dấu hiệu tham nhũng có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã nên căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, ông K cần kịp thời có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện về dấu hiệu tham nhũng trong việc hợp đồng và tổ chức thi công xây dựng trường mầm non của xã;

- Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng để thu thập các thông tin liên quan đến dấu hiệu tham nhũng (qua các tổ chức quần chúng, qua chi bộ xóm 4, nơi đang diễn ra việc thi công trường mầm non, qua thông tin của nhân dân...).

Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, ông K cần thảo luận trong Thường trực Hội đồng nhân dân để khẩn trương có kế hoạch giám sát việc UBND tổ chức hợp đồng và thi công trường mầm non theo đúng chức năng của cơ quan đại biểu dân cử.

Việc giám sát vừa nhằm pháp hiện hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời nhằm bảo đảm khắc phục kịp thời sai phạm liên quan đến công trình.

Cơ cấu tổ chức của Đảng
Hỏi đáp mới nhất về Cơ cấu tổ chức của Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là gì? Nhiệm vụ của cơ quan Ủy ban kiểm tra trung ương là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc và chế độ giám sát trong Đảng.
Hỏi đáp pháp luật
Về việc đề cử trong Đảng
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý đảng viên vi phạm về kỷ luật tuyên truyền, phát ngôn
Hỏi đáp pháp luật
Về nguyên tắc xử lý kỷ luật của Đảng
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục chuyển đảng chính thức ra ngoài nước
Hỏi đáp pháp luật
Về việc đảng viên theo vợ hoặc chồng (là người nước ngoài) ra nước ngoài định cư lâu dài
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng thẩm tra về lý lịch của người xin vào Đảng hiện đang ở nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Về việc khai lý lịch xin vào Đảng
Hỏi đáp pháp luật
Về đánh giá thi đua bình xét cuối năm của đảng viên
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ cấu tổ chức của Đảng
Thư Viện Pháp Luật
177 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ cấu tổ chức của Đảng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào