Đập phá mồ mả là vi phạm pháp luật

Năm 2009, ông Phạm Thanh Vương hai lần đập phá mồ mả của ông Trịnh Trần Kiệt (là ông cố của tôi). Việc ông Vương đập phá mồ mả có rất nhiều người hàng xóm làm chứng và tôi đã báo cáo vụ việc đến các cấp chức năng giải quyết. Sau đó, Công an xã đã lập biên bản vụ việc. Tiếp đến, Công an thị xã đã điều tra, xác minh và làm việc với ông Vương và gia đình tôi. Ông Phạm Thanh Vương đã thừa nhận hành vi của mình nhưng Công an thị xã nêu ra hai cách giải quyết: 1. Xử lý hành chính. 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Công an chưa trả lời cho gia đình tôi biết cách giải quyết như thế nào về hành vi ông Vương. Xin được hỏi quý báo, hành vi của ông Vương có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì phải xử lý như thế nào? Tôi cần gửi đơn đến đâu?

Theo nội dung ông Tý trình bày, trong năm 2009, ông Vương đã có hành vi 2 lần đập phá mồ mả ông cố của ông (là ông Trịnh Trần Kiệt), hành vi này có nhiều người làm chứng và đã được Công an xã lập biên bản và ông Vương cũng thừa nhận. Theo diễn biến trên thì hành vi đập phá mồ mả của ông Vương là vi phạm pháp luật. Cụ thể là vi phạm Điều 246-Bộ luật Hình sự về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”.
 
Điều 246 Bộ luật Hình sự quy định:
 
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
 
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
 
Như vậy, hành vi đập phá mồ mả của ông Vương là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan tố tụng phải khởi tố, điều tra và đưa ra xét xử về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo Điều 246- Bộ luật Hình sự.
 
Trong trường hợp này, ông Tý có thể làm đơn tố giác hoặc thông báo cho cơ quan chức năng biết về hành vi đập phá mồ mả của ông Vương và có thể kiến nghị xử lý hành vi của ông Vương. Cụ thể ông Tý làm đơn gửi tới Cơ quan Điều tra Công an cấp huyện (nơi có mồ mả của ông cố của ông).
 
Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được đơn tố giác hoặc thông báo, kiến nghị về tội phạm thì Cơ quan Điều tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp sự việc tố giác có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn giải quyết tố giác có thể kéo dài hơn nhưng không quá 2 tháng.
 
Kết quả giải quyết tố giác về tội phạm phải được gửi cho người tố giác tội phạm.
 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
173 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào