Giám đốc của Cơ quan làm vậy đúng hay sai?

Kính chào các Luật sư! Tôi là một sinh viên mới ra trường, còn nhiều bỡ ngỡ khi đi làm. Tôi được nhận vào một cơ quan làm việc được 6 tháng nay. Trong quá trình làm việc, tôi cảm thấy những nội dung, quy định của cơ quan rất mập mờ, khó hiểu, và cảm thấy rất không thỏa đáng khi Ban Giám đốc không chịu giải đáp thắc mắc. Tôi quyết định đem những vấn đề này lên hỏi. Kính mong được sự hồi âm giải đáp để tôi được hiểu rõ ràng, cặn kẽ và đúng với pháp luật. Hiện tôi đang làm trong một công ty Nhà nước (do nhà nước bỏ vốn đầu tư, có giấy chứng nhận của Bộ KHCN và nộp quản lý thuế hàng năm đàng hoàng) nhưng phải tự xoay sở nên tình hình lương nhân viên khá khó khăn, chỉ được 2,5 tr/tháng. (do tính định mức nên thường cũng không bao giờ nhận đủ 2,5tr này).   Lịch làm việc của chúng tôi là 8 tiếng ngày thứ 2-6 và 7 tiếng ngày thứ 7. Trong đợt nghỉ Tết vừa rồi, theo quy định Nhà nước nghỉ dài thêm nên làm bù 2 tuần vào thứ 7, nhưng do công ty tôi luôn làm thứ 7 song khi anh chị em lên tiếng thì Giám đốc gạt đi, bắt chúng tôi vẫn làm bù thêm 1 ngày CN (lương tính như ngày thường).   Bình thường, nếu bị huy động làm việc ngày CN, ngày lễ tết thì tính 1,5 công, tức 150% lương. Trong tháng nếu viết đơn xin nghỉ phép thì nghỉ ngày nào trừ tiền công ngày đó (chấm theo công nhật, nhưng chỉ cho nhân viên nghỉ tối đa 3 ngày theo luật định)   Sắp tới, Giám đốc chúng tôi có kế hoạch: để nhân viên làm ngày 10-3 (giỗ tổ hùng vương), và mùng 2 - 9 để kéo dài ngày nghỉ 30-4 - 1-5 lên 1 tuần. Song lương làm ngày lễ vẫn tính theo công nhật bình thường.   Chỗ chúng tôi, nếu đóng đăng ký đóng bảo hiểm mà giữa chừng hợp đồng xin nghỉ thì phải bồi thường lại phần tiền bảo hiểm mà công ty đã đóng cho là đúng hay sai?   Khi nộp hồ sơ làm việc, chúng tôi bắt buộc phải nộp bằng tốt nghiệp Đại học gốc. Khi nghỉ việc, Giám đốc thường bắt nhân viên viết trong đơn là phải đền bù các chi phí đào tạo của công ty. Mặc dù theo hợp đồng đã ký, bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thì sẽ phải đền bù 3 tháng tiền lương cơ bản. Còn về việc đào tạo thì công ty không chi trả khoản đào tạo nào hết mà chỉ là kinh nghiệm nhân viên tự tích lũy được và học hỏi từ các nhân viên đi trước - liệu có tính là chi phí đào tạo và phải đền bù không?   Ngoài ra, ở công ty chúng tôi, do vật chất hạn chế, đa số phải tự mang laptop cá nhân đi làm việc, Giám Đốc cũng gần như yêu cầu nếu sau này máy tính cơ quan quá cũ trục trặc, thì toàn bộ nhân viên phải mang laptop đi làm, ngoài ra, giấy in báo cáo công việc, báo cáo kế hoạch cũng phải do nhân viên tự lo liệu và không có khoản phụ cấp nào cho việc khấu hao máy tính cá nhân. Điều đó có gì sai không?   Thêm vào đó, ngoài công việc chính được ký trong hợp đồng, chúng tôi còn thường xuyên phải làm những công việc "không tên": như dọn dẹp vệ sinh, bưng bê đồ, thùng (vật nặng), tháo dọn giá đỡ (khi vận chuyển), có một nhân viên nam phụ trách kỹ thuật cũng kiêm cả sửa chữa máy móc, đổ mực in, tiếp xúc hóa chất (ko được tính phí ảnh hưởng sức khỏe)... và cũng thường không tính những điều đó vào việc tổn hao thời gian làm việc. Giám đốc chúng tôi huy động nhân viên làm việc riêng như vậy có đúng không?   Với những thắc mắc như trên, tôi kính mong được các Luật sư giúp sức giải đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm!!

Công ty bạn là doanh nghiệp nhà nước nhưng chưa thực hiện đúng quy định tại Bộ luật lao động ở chỗ:

- Thời gian làm việc tối đa ngày 8 giờ và tuần không quá 48 giờ.

- Việc làm bù tết rồi là có quy định như vậy, cty bạn không sai.

- Làm việc ngày nghỉ lễ thì người sử dụng LĐ trả 300% lương ngày làm việc bình thường cho NLĐ.

- Không có quy định nghỉ việc phải bồi thường tiền đóng BHXH vì nghĩa vụ đóng BHXH là DN và cả NLĐ trích lương ra đóng, khi NLĐ trong quá trình làm việc , nghỉ việc thì BHXH chi trả các chế độ nếu có cho NLĐ.

- Trang bị cho NLĐ làm việc như công cụ dụng cụ, máy móc là nghĩa vụ Cty , nếu em đem máy vào là sai nguyên tắc. Nếu cty cho phép thì lại sai nữa bởi vì máy laptop là dụng cụ cá nhân đem vào cty sẽ vi phạm nội quy lao động và nếu có sai phạm thì em có thể bị tịch thu laptop vì có thể cho rằng em sao chép số liệu công ty. Do đó cách tốt nhất là không đem máy móc, thiết bị cá nhân vào cty.

- Những công việc ngoài thỏa thuận mà cty bắt NLĐ phải làm thêm là sai bạn có quyền từ chối thực hiện vì nó không nằm trong thỏa thuận HĐLĐ đã ký.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
411 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào