Hành vi vi phạm hành chính đối với thẩm định viên về giá; người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá

Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính đối với thẩm định viên về giá; người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá như thế nào?

Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính đối với thẩm định viên về giá; người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá như sau:

Điều 19. Hành vi vi phạm quy định đối với thẩm định viên về giá

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá hoặc tài sản được thẩm định giá khi không được sự đồng ý của khách hàng thẩm định giá hoặc không được pháp luật cho phép;

b) Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích nào khác từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá;

b) Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả mạo, cho thuê, cho mượn Thẻ thẩm định viên về giá;

b) Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;

c) Hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;

d) Ký chứng thư thẩm định giá tại một doanh nghiệp thẩm định giá mà không đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp đó.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông đồng với chủ tài sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá;

b) Làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn tới sai lệch kết quả thẩm định giá;

c) Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước có thời hạn từ 30 ngày đến 50 ngày Thẻ thẩm định viên về giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Tước có thời hạn từ 50 ngày đến 70 ngày Thẻ thẩm định viên về giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

c) Tước có thời hạn từ 70 ngày đến 90 ngày Thẻ thẩm định viên về giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền do thông đồng với khách hàng, khoản tiền thu lợi bất chính (nếu có) đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

Điều 20. Hành vi vi phạm quy định đối với người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đối với hành vi lựa chọn tổ chức không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá để ký hợp đồng thẩm định giá.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với hành vi sử dụng kết quả thẩm định giá không đúng với mục đích thẩm định giá đã được ghi trong hợp đồng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực, không đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đối với hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy kết quả thẩm định giá do hành vi vi phạm hành chính tại Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản từ ngày 20/5/2024 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không phải lập biên bản khi bị phạt vi phạm hành chính? Trường hợp nào phải lập biên bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm lộ bí mật đời tư của người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người vi phạm hành chính chết thì có cần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào công khai người vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiểu thế nào về vi phạm hành chính nhiều lần? Sự khác nhau giữa vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi chở hàng vượt quá chiều cao theo Nghị định 100 bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
371 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào