Sử dụng ca khúc Tiến quân ca để biểu diễn có phải trả tiền bản quyền cho tác giả hay không?

Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng tôi có thấy thông tin sẽ thu phí bản quyền khi biểu diễn ca khúc Tiến quân ca ( tức Quốc ca của Việt Nam) khi biểu diễn trước công chúng, sao chép tác phẩm và một số hành vi sử dụng khác. Liệu quy định này có hợp lý hay không?

Cố nhạc sĩ Văn Cao là người đã sáng tác ra bài hát và được công bố đến công chúng như vậy ông là người có quyền tác giả đối với bài hát và được bảo hộ theo quy định tại Điều 18, 19, 20 của Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Theo quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì tác phẩm có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Từ quy định này có thể thấy ca khúc vẫn còn ở trong thời hạn bảo hộ do nhạc sĩ Văn Cao mất vào năm 1995 đến hiện tại mới được 21 năm.
Theo quy định tại Điều 40 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì những đồng thừa kế của tác phẩm là những chủ sở hữu của quyền tác giả và có các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.
Do tác phẩm vẫn còn trong thời hạn bảo hộ nên việc các cá nhân, tổ chức biểu diễn ca khúc tại buổi biểu diễn có thu hoặc sử dụng vào mục đích thương mại khác thì phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.     
Ngoài ra tổ chức cá nhân được sử dụng trong các trường hợp sinh hoạt văn hóa, chính trị, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, thì tổ chức, cá nhân không phải xin phép và không phải trả nhuận bút, thù lao cho tác giả (nay là các đồng thừa kế của tác giả). 
Do vậy, việc VCPMC (trên cơ sở có văn bản ủy quyền của các đồng thừa kế) yêu cầu các tổ chức, cá nhân có sử dụng tác phẩm Tiến quân ca phải thanh toán thù lao cho các đồng thừa kế của tác giả Văn Cao là một việc làm phù hợp với pháp luật, đảm bảo sự quyền của cố tác giả cũng như các đồng thừa kế.
Tuy nhiên gần đây cũng có thông tin vợ của cố nhạc sĩ đã có bức thư ngỏ hiến tặng tác phẩm cho công chúng. Nếu như di nguyện của cố nhạc sĩ hoặc các đồng thừa kế thỏa thuận muốn tặng tác phẩm cho công chúng thì công chúng là chủ sở hữu của quyền tác giả và do vậy sẽ không phải trả thù lao khi sử dụng. Nếu như chỉ có vợ của nhạc sĩ Văn Cao là người muốn tặng tác phẩm thì sẽ không thực hiện được do chưa có sự đồng ý của các chủ sở hữu khác.

Thư Viện Pháp Luật

Tiền bản quyền
Hỏi đáp mới nhất về Tiền bản quyền
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng các bài hát ở quán Karaoke có phải trả tiền bản quyền?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng ca khúc Tiến quân ca để biểu diễn có phải trả tiền bản quyền cho tác giả hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng bài hát tại quán karaoke phải trả tiền bản quyền?
Hỏi đáp pháp luật
Định nghĩa tiền bản quyền theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Hỏi đáp pháp luật
Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Hỏi đáp pháp luật
Xác định đối tượng thực hưởng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với thu nhập từ tiền bản quyền
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiền bản quyền
238 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiền bản quyền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào