Trường hợp người lao động nghỉ việc khi chỉ báo trước 3 ngày

Tôi làm nhân viên kỹ thuật cho một công ty nước ngoài tại khu công nghiệp ở huyện Trảng Bom theo hợp đồng lao động 1 năm. Sau 9 tháng làm việc, do tình hình công việc phải tăng ca triền miên (trung bình 3 giờ/ngày, làm đêm liên tục ít nhất 2 tuần liền không được nghỉ, thậm chí là 3 tuần), cảm thấy công việc quá căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe nên tôi đã chuyển sang một công ty khác. Do công ty mới cần tôi làm việc ngay (với mức lương hấp dẫn) nên tôi đã xin nghỉ tại công ty cũ, chỉ kịp viết đơn trước 3 ngày. Hiện tại trưởng phòng kỹ thuật của tôi là người Trung Quốc gây khó dễ cho tôi, không chịu ký vào đơn xin nghỉ việc của tôi và do đó khối văn phòng không thể trả lương tháng gần nhất (4,5 triệu đồng) và bảo hiểm (8 tháng) cho tôi. Tôi đã nghiên cứu và chỉ nghĩ rằng công ty sẽ trừ một nửa tháng lương cơ bản (1,5 triệu đồng) nhưng không ngờ sự việc lại như thế này. Rất mong luật sư cho tôi lời khuyên vào hoàn cảnh này.

Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) không đúng theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động, tức là người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước; phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động, nếu có (căn cứ theo Điều 43, Bộ luật Lao động).

Như vậy, Điều 43, Bộ luật Lao động đã quy định rõ về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và người sử dụng lao động cũng chỉ được quyền áp dụng những quy định này mà thôi.

Nếu như công ty dùng lý do bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật để không thanh toán tiền lương cho những ngày đã làm việc và không đóng BHXH là trái với các quy định hiện hành.

Bạn có thể khiếu nại đến Phòng LĐ-TBXH huyện Trảng Bom để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu xác nhận đang làm việc tại công ty mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề xuất tăng lương mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mẫu đơn đề xuất phổ biến nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động làm việc cho làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đi đường mới nhất 2023 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quy chế thưởng của công ty mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
183 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào