Làm cách nào để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia vay tiền góp vốn phát triển doanh nghiệp?

Để bổ sung vốn kinh doanh sản xuất, thay cho việc vận động cùng chia sẻ trong thời điểm khó khăn thì Công ty đã yêu cầu mang tính bắt buộc toàn thể CBCNV phải ký một hợp đồng vay tiền với Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Yên Bái với mức thấp nhất là 25 triệu đồng đối với nhân viên hưởng lương tại Công ty. Trong giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi, mục đích sử dụng hạn mức được ghi là : Bù đắp nguồn tiền thiếu hụt tạm thời để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản Công ty. Trong hợp đồng vay tiền giữa các cá nhân với Ngân hàng hoàn toàn ràng buộc trách nhiệm cá nhân phải hoàn tiền lãi và tiền gốc với ngân hàng nhưng phía Công ty không hề có một văn bản nào cam kết trách nhiệm gì đối với các cá nhân cho Công ty vay vốn. Trong hợp đồng vay giữa các cá nhân với Ngân hàng chúng tôi chỉ nhận được trang cuối để ký mà không được biết các điều khoản về nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên. Trong hồ sơ mà chúng tôi phải vay tiền để góp vốn cho công ty duy nhất chỉ có 01 bản xác nhận có chữ ký của Giám đốc và đóng dấu với nội dung đứng về phía Ngân hàng để có mọi biện pháp bắt buộc chúng tôi phải hoàn trả số tiền đã vay trên. Vậy xin Quý báo tư vấn cho chúng tôi làm cách nào để bảo vệ quyền và lợi ích của mình”

Để có thể đưa ra ý kiến tư vấn cụ thể, chính xác, chúng tôi cần được cung cấp đầy đủ các thông tin, hồ sơ, giấy tờ liên quan. Vì vậy, căn cứ trên những thông tin mà ông/bà cung cấp qua thư, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những nhận định, những ý kiến tư vấn mang tính chất định hướng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Xét tính hợp pháp của việc Công ty bắt người lao động phải ký Hợp đồng vay tiền với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Yên Bái

Việc doanh nghiệp vận động cán bộ và nhân viên trong Công ty cùng chia sẻ góp vốn trong thời điểm khó khăn là một việc làm có mục đích đúng đắn, giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn và cũng là giúp nhân viêc có việc làm ổn định. Tuy nhiên, việc này phải xuất phát từ sự tự nguyện của các cán bộ và nhân viên chứ không thể ép buộc nhân viên phải thực hiện. 

Việc Công ty yêu cầu mang tính bắt buộc toàn thể CBCNV phải ký một hợp đồng vay tiền với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Yên Bái, rồi sau đó chuyển vào tài khoản công ty, công ty cũng không có một cam kết nào để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của mình cho nhân viên là trái với quy định của pháp luật và không đảm bảo lợi ích cho người lao động. Do đó, người lao động hoàn toàn có thể từ chối việc ký Hợp đồng vay tiền.

Thứ hai: Xét Hợp đồng vay tiền giữa người lao động và Ngân hàng

Hợp đồng vay tiền giữa các cá nhân với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Yên Bái là một hợp đồng dân sự, do đó cần phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp này Công ty đã bắt buộc người lao động phải ký Hợp đồng vay tiền, do vậy đã vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đã được pháp luật quy định là: “Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện…”. 

Ngoài ra, việc Ngân hàng chỉ đưa cho người lao động trang cuối của hợp đồng để ký mà không cho biết nội dung cũng như điều khoản của hợp đồng là vi phạm các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 389 Bộ luật dân sự như: 

“1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.”

Thứ ba: Hợp đồng cho vay vốn giữa Công ty và người lao động

Để số tiền mà người lao động đã vay của Ngân hàng chuyển vào tài khoản của Công ty để sử dụng thì giữa Công ty và những người lao động cần phải xác lập các hợp đồng vay vốn. Người lao động có thể tiến hành thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt trong đó cần phải xác định rõ trách nhiệm thanh toán nợ của Công ty.

Như vậy, việc ký kết tất cả các hợp đồng trên đều phải xuất phát từ sự tự nguyện của người lao động, nếu người lao động không muốn thực hiện thì không ai có quyền ép buộc và Công ty cũng không thể vì lý do này mà gây khó dễ hay buộc người lao động phải nghỉ việc.

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải ghi thông tin trên nhãn hàng hóa khi doanh nghiệp nhận nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ sáp nhập công ty cổ phần gồm những gì? Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký bán hàng dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy giới thiệu công ty chuẩn và mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản vi phạm nội quy công ty, quy chế làm việc chuyên nghiệp nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu S23-DNN sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ và vừa 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động có bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế có bắt buộc phải mở tài khoản kế toán hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách lập báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp siêu nhỏ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
149 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào