Hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng

Hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng khi nào bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 176 bộ luật hình sự?

Mục 2.4 đến 2.9 Phần IV Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTCngày 08-3-2007 của Bộ ngông nhiệp và phát triển nông thôn, Bộ tư pháp, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản như sau:
 
Gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau: Giao rừng, thu hồi rừng trái pháp luật với diện tích: rừng ản xuất từ trên 20.000m2 đến 25.000m2; rừng phòng hộ từ trên 15.000m2 đến 20.000m2; rừng đặc dụng từ trên 10.000m2 đến 15.000m2; Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật với diện tích: rừng sản xuất từ trên 10.000m2 đến 12.500m2; rừng phòng hộ từ trên 7.500m2 đến 10.000m2; rừng đặc dụng từ trên 5.000m2 đến 7.500m2; cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật gây thiệt hại đối với rừng sản xuất: gỗ tròn nhóm IA đến 2m3; gỗ tròn nhóm IIA từ trên 10m3 đến 20m3; gỗ tròn loại thông thường nhóm I đến nhóm III từ trên 15m3 đến 30m3; gỗ tròn loại thông thường nhóm IV đến nhóm VIII từ trên 20m3 đến 40m3 ; thực vật rừng nguy cấp, qúy, hiếm nhóm IA có giá trị đến ba triệu đồng. Cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật gây thiệt hại đối với rừng phòng hộ; gỗ tròn nhóm IA đến 1,5m3; gỗ tròn nhóm IIA từ trên 7,5m3 đến 15m3; gỗ tròn loại thông thường nhóm I đến nhóm VIII từ trên 10m3 đến 20m3; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA có giá trị đến hai triệu đồng. Cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC. Cho phép vận chuyển lâm sản trái pháp luật là gỗ với khối lượng: gỗ tròn nhóm IA đến 2m3; gỗ tròn nhóm IIA từ trên 10m3 đến 20m3; gỗ tròn loại thông thường nhóm I đến nhóm III từ trên 15m3 đến 30m3; gỗ tròn loại thông thường nhón IV đến nhóm VIII từ trên 20m3 đến 40m3. Cho phép vận chuyển lâm sản trái pháp luật là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng tại phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2007 TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC
 
Gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 176 Bộ luật hình sự gây thiệt hại từ trên mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng được hướng dẫn tại tiểu mục 2.4 mụa 2 này đến hai lần mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng tương ứng đó. Ví dụ: Nguyễn Mạnh V là chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A cho phép khai thách trái pháp luật 45m3 gỗ tròn loại thông thường nhóm V ở rừng sản xuất. Vậy hành vi phạm tội của Nguyễn mạnh V là thuộc trường hợp gây hậu quả rát nghiêm trọng.
 
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 3 Điều 176 Bộ luật hình sự gây thiệt hại trên mức tối đa của hậu quả rất nghiêm trọng được hướng dẫn tại tiểu mục 2.5 mục 2 điều này. Trường hợp giao rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng gồm có rừng sane xuất và rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng hoặc rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thì tổng diện tích các loại rừng được tính theo rứng sản xuất; trường hợp gồm có rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thì tổng diện tích các loại rừng được tính theo rừng phòng hộ.
 
Trường hợp cho phép vận chuyển lâm sản trái pháp luật là gỗ từ hai loại trở lên (gỗ thông thường nhóm I-II với gỗ thông thường nhóm IV-VIII; gỗ thông thường với gỗ qúy, hiếm, nhóm IA) mà khối lượng mối loại gỗ chứ đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì lấy tổng khối lượng của các loại gỗ so sánh với mức tối thiểu đối với gỗ nhóm IV-VIII để xem xét việc truy cưu trách nhiệm hình sự; nếu là cho phép khai thác thì so sánh với mức tối thiểu đối với gỗ từ nhóm IV-VIII được khai thác ở rừng sản xuất. Trường hợp cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật hoặc cho phép vận chuyển lâm sản trái pháp luật là động vật rừng nguy cáp, quý, hiếm nhóm IB từ hai loài trở lên thì việc xác định “ gây hậu quả nghiêm trọng”, “ gây hậu quả rất nghiêm trọng”, hoặc “ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trong” tại phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2007 TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau: Nếu căn cứ vào số lượng cá thể một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là “ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì xác định trường hợp đó là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” .Số lượng cá thể các loài khác được được xem xét khi quyết định hình phạt. Nếu căn cứ vào số lượng cá thể từng loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm chỉ là “ gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “ gây hậu quả rất nghiêm trọng” thì lấy tổng số lượng cá thể của các loài so sánh với loài có số lượng cá thể cao nhất tại phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 19/2007 TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC để xác định trong trường hợp cụ thể đó là “gây hậu quả nghiêm trọng”, “ gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
 
 

Thư Viện Pháp Luật

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

150 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào