Khám chữa bệnh khác nơi đăng ký ban đầu trên thẻ BHYT

Tôi tên Hồ Văn Hai và có đóng BH đầy đủ, đăng ký khám chữa bệnh theo BHYT tại Bệnh Viện Q.10 TP. Hồ Chí Minh. Cho Tôi hỏi trường hợp này, tôi có tìm hiểu thông tin về : Người tham gia BHYT khám bệnh, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu và không có “Giấy chuyển tuyến” (trừ trường hợp cấp cứu và các trường hợp quy định tại các điểm 1 trên), trình thẻ BHYT ngay khi đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT quy định và mức hưởng theo tỷ lệ như sau: a) Tại bệnh viện tuyến Trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú; b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/ 2021 trong phạm vi cả nước; c) Tại bệnh viện tuyến huyện: 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú từ ngày 01/01/2016. 3. Trường hợp người bệnh tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh, quỹ BHYT chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng, phần chênh lệch nếu có người bệnh tự thanh toán với cơ sở y tế. Nhưng ngày 16/05/2016 khi tôi đến khám chữa bệnh tại Răng Hàm Mặt Trung ương Tp.HCM thì không được thanh toán bằng bảo hiểm y tế và họ có yêu cầu tôi xuất trình giấy chuyển tuyến. Mong cơ quan BH có thể giải đáp thắc mắc này giùm tôi không ạ, Tôi xin cảm ơn.

 Hiện nay, việc thông tuyến chỉ thực hiện tại các Bệnh viện tuyến quận/ huyện.  Bạn có thể KCB tại bất kỳ Bệnh viện quận/huyện, bệnh viện đa khoa khu vực hoặc phòng khám đa khoa, trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh thì được giải quyết chế độ BHYT như đúng tuyến.  Trường hợp Bạn đi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương (là bệnh viện tuyến Trung ương) không trong tình trạng cấp cứu và không có giấy chuyển tuyến của cơ sở KCB ban đầu hoặc các bệnh viện quận/ huyện thì Bạn không được thanh toán chi phí KCB. Trường hợp Bạn điều trị nội trú thì được quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí x mức quyền lợi được hưởng nếu có trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh.

 

Thư Viện Pháp Luật

Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm bao nhiêu ký tự? Mã số thẻ bảo hiểm y tế mang ý nghĩa gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấp mới thẻ bảo hiểm y tế tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc mang theo thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách gia hạn thẻ bảo hiểm y tế online trên Cổng dịch vụ công quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng khám bệnh bảo hiểm y tế gồm những nội dung chủ yếu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cấp thẻ BHYT đối với người đang hưởng BHXH hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin nhân thân theo CCCD?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc hộ khẩu ở đâu thì mua thẻ bảo hiểm y tế ở đó?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa của mã số bảo hiểm y tế quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người cấp thẻ bảo hiểm y tế khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác bị phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẻ bảo hiểm y tế
245 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẻ bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào