Hiểu như thế nào về hành vi tham nhũng

Tôi đọc Luật Phòng chống tham nhũng. Tại Điều 3 từ điểm 3 đến điểm 12 nhưng tôi chưa hiểu lắm. Nay xin luật sư tư vấn thêm và giải thích một trường hợp cụ thể như sau: Giả sử có một cơ quan kinh doanh vốn Nhà nước; giám đốc khoán công việc cho một nhân viên với đơn giá tiền công cao gấp 10 lần so với tiền công thực tế (giám đốc và viên chức đều biết rõ điều đó). Sự việc diễn ra trong 3 năm và số tiền chêch lệch lên tới trên 300 triệu đồng. Hỏi như vậy nhân viên và giám đốc họ có phạm tội tham nhũng không? Khi cán bộ trong đơn vị phản ánh thì giám đốc nói họ không vi phạm, việc trả lời đó đúng hay sai?

Tại Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng quy định 12 hành vi được coi là hành vi tham nhũng; các điểm từ điểm 3,3,5,6,9 và 12 là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lạm quyền để vụ lợi, để chiếm đoạt tài sản. Như vậy, trong các hành vi này chủ thể luôn luôn là người có chức vụ, quyền hạn, họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản, để trục lợi cho bản thân hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi; lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật… Đối chiếu với quy định của pháp luật và vụ việc mà anh nêu luật sư có ý kiến như sau: Trong thực tế nếu những người có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để trục lợi, chiếm đoạt tài sản… ở đây phải hiểu ý thức chủ quan của chủ thể này vì mục đích vụ lợi cho bản thân, nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tập thể. ý thức chủ quan đó của chủ thể phải được làm rõ thì chủ thể đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi tham nhũng. Trường hợp anh nêu việc làm của giám đốc và người nhân viên được giao khoán một công việc nào đó với mức tiền công cao hơn gấp nhiều lần, như vậy dứt khoát phải có điều kiện kèm theo như yêu cầu người nhân viên đó phải làm được việc gì có lợi cho doanh nghiệp gấp nhiều lần so với mức tiền công mà anh ta được hưởng. Việc khoán đó có được công khai, được đem ra bàn bạc cụ thể trong lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên nhận khoán đó họ đã làm được điều thoả thuân đó, nên họ được hưởng tiền công như đã thoả thuận trước đây. Đây thực chất là một hợp đồng dân sự giữa lãnh đạo Cty và nhận viên trong Cty, nếu người nhân viên kia họ đã thực hiện được theo đúng cam kết thì họ được hưởng khoản tiền công như đã thoả thuận, mặc dù ai cũng biết đuợc khoản tiền công này có thể cao hơn rất nhiều so với tiền công thực tế, hành vi đó không được coi là hành vi tham nhũng. Ngược lại nếu vì lý do không chính đáng mà giám đốc và nhân viên này tự đưa ra mức khoán bất hợp lý nhằm chiếm đoạt tài sản mà không làm lợi cho doanh nghiệp, không được bàn bạc cụ thể chỉ hai người quyết định với mục đích tư lợi để chia nhau thì hành vi đó là hành vi tham nhũng cần phải được xử lý. Do đó, khi xem xét một hành vi tham nhũng phải xem xét kỹ, ý thức chủ quan của từng chủ thể đồng thời phải làm rõ yếu tố chiếm đoạt tài sản của chủ thể, có như vậy thì mới xử lý đúng người đúng tội. Vụ việc anh nêu nếu giám đốc khẳng định là anh ta không có tội nhưng cán bộ nhân viên vẫn thắc mắc là có tội thì các anh phải làm đơn đề nghị cơ quan, công đoàn, thanh tra nhân dân trong doanh nghiệp làm rõ vụ việc. Khi đã làm rõ thì mới đủ căn cứ để khẳng định một người nào đó có phạm tội hay không phạm tội.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
179 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào