Thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.

Trong gia đình tôi thực hiện việc phân chia di sản (gồm có cả di sản và đất ở) theo từng chi trong dòng tộc. Nhìn chung việc phân chia các bên đều thống nhất cao, tuy có một vài ý kiến nêu ra là nên đưa ra công chứng bằng văn bản để tránh những tranh chấp sau này. Trường hợp người được hưởng thừa kế di sản lại tặng cho người thừa kế khác như vậy có được pháp luật cho phép không? Nay xin luật sư nêu và phân tích cụ thể các quy định của pháp luật về vấn đề này. Xin cảm ơn!

Theo quy định của luật về công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành thì khi thực hiện công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản cần được phân theo các dạng như sau: + Trường hợp những người thừa kế theo pháp luật hoặc di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận để phân chia di sản. +Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phân quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác. +Trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. +Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình di chúc. Khi đến phòng công chứng, Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh. Về giá trị của văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản. Như đã phân tích ở trên thì ông nên phân tích cho những người được hưởng thừa kế di sản trong dòng họ nên ra công chứng để công chứng văn bản thoả thuận để chia di sản, bởi vì trong di sản có cả di sản và quyền sử dụng đất nên rất cần thiết cho việc đăng ký chuyển quyền sử dụng đất và sơ hữu tài sản của các chi trong dòng họ, tránh tranh chấp đáng tiếc xẩy ra sau này.

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Hỏi đáp mới nhất về Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Hỏi đáp pháp luật
Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.
Hỏi đáp pháp luật
Công chứng việc tự thỏa thuận phân chia di sản
Hỏi đáp pháp luật
Ý nghĩa của việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Hỏi đáp pháp luật
Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được niêm yết thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trước ngày 01/01/2015, việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà không có căn cứ chứng minh người để lại di sản đã chết
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Thư Viện Pháp Luật
475 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào