Nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (Công ước về quyền trẻ em) được quy định như thế nào?

Cho hỏi nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (Công ước về quyền trẻ em) được quy định như thế nào? -Thắc mắc của bạn Quang (Bình Định)

Nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (Công ước về quyền trẻ em) được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em thì:

Có 4 nhóm quyền trẻ em, chi tiết như sau:

1. Nhóm quyền được sống còn, bao gồm:

- Quyền được sống

- Quyền có họ tên, quốc tịch

- Quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc

- Quyền được đảm bảo đến mức tối đa có thể được để sống còn và phát triển

2. Nhóm quyền được phát triển, bao gồm:

- Quyền được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh

- Quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng

- Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi

- Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Quyền được thu nhận nhiều nguồn thông tin, tư liệu có lợi về xã hội, văn hóa cho trẻ em

- Quyền được có mức sống đủ

Nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (Công ước về quyền trẻ em) được quy định như thế nào?

Nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (Công ước về quyền trẻ em) được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

3. Nhóm quyền được bảo vệ, bao gồm:

- Quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

- Quyền không bị buộc cách ly cha mẹ trái với ý kiến của cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ

- Quyền không chịu sự cân thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư

- Quyền được hưởng an toàn xã hội bao gồm bảo trợ xã hội và các biện pháp cần thiết khác

- Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sức khỏe của trẻ

- Quyền được bảo vệ chống lại việc sử dụng ma túy hay bị lôi kéo vào việc sản xuất , buôn bán ma túy

- Quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự do bất hợp pháp

- Quyền được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi

4. Nhóm quyền được tham gia, bao gồm:

- Quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em

- Quyền tự do bày tỏ ý kiến (kkhông trái pháp luật)

- Quyền tự do kết giao, hội họp tụ tập một cách hòa bình.

Trân trọng!

Quyền trẻ em
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền trẻ em
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền trẻ em là gì? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (Công ước về quyền trẻ em) được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền trẻ em
Thư Viện Pháp Luật
4,472 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào