Bộ nào xác nhận nội dung quảng cáo mặt hàng nước mắm?

Theo phản ánh của bà Thảo, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh thực hiện xác nhận quảng cáo thực phẩm sản phẩm nước mắm từ năm 2012 đến nay. Vừa qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và thủy sản có văn bản đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ngừng xác nhận quảng cáo thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc lĩnh vực phân công cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT. Tuy nhiên theo trả lời của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, tất cả các thực phẩm thuộc phạm vi xác nhận công bố phù hợp quy chuẩn, quy định về an toàn thực phẩm đều do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm xác nhận quảng cáo. Bà Thảo hỏi, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện xác nhận quảng cáo thực phẩm như vậy có đúng thẩm quyền không? Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng đề nghị, tất cả các sản phẩm có bổ sung vi chất như (muối, nước mắm bổ sung iot, sữa bổ sung DHA, nước giải khác bổ sung vitaminC….) và các cơ sở có sản phẩm này đều thuộc phạm vi quản lý và kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, ngành Y tế. Bà Thảo cũng muốn biết, đề nghị của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có đúng quy định không?

Việc xác nhận nội dung quảng cáo là thẩm quyền và trách nhiệm của từng Bộ, ngành. Các Bộ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
 
Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của 3 Bộ được quy định tại các phụ lục của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014.
 
Như vậy, đối với mặt hàng nước mắm, việc xác nhận nội dung quảng cáo thuộc thẩm quyền của ngành Nông nghiệp (ngoại trừ nước mắm có bổ sung vi chất thuộc thẩm quyền của ngành Y tế).

Theo quy định Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thẩm quyền của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ; Thành lập Đoàn thẩm định cơ sở  đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung trên địa bàn theo ủy quyền vụ việc của Cục An toàn thực phẩm (có văn bản ủy quyền từng trường hợp).

Thư Viện Pháp Luật

Quảng cáo thực phẩm
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo thực phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Có cần dịch sang tiếng Việt khi đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm có một số tài liệu bằng tiếng nước ngoài?
Hỏi đáp pháp luật
Cần đáp ứng những điều kiện gì để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ nào xác nhận nội dung quảng cáo mặt hàng nước mắm?
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo phụ gia thực phẩm phải tuân thủ những nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện để được xác nhận nội dung quảng cáo được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo
Hỏi đáp pháp luật
AOAC là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng, kiện ai bồi thường thiệt hại?
Hỏi đáp pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo thực phẩm
235 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quảng cáo thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào