Tai nạn trên đường đi làm có phải tai nạn lao động?

Ông Ma Văn Giỏi công tác tại Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Ngày 11/6/2014, ông bị ngã trên đường đi làm, được đưa đến bệnh viện, bác sĩ kết luận ông Giỏi bị chấn thương phần mềm và cho ra viện. Trường hợp của ông Giỏi đã được Tổ trưởng báo cáo lên Xí nghiệp nhưng không nhận được ý kiến về việc lập biên bản hiện trường. Khi ông Giỏi đi khám lại thì được chẩn đoán rạn đầu xương cánh tay, được nghỉ làm 2 tuần hưởng BHXH. Ngày 24/6/2014, ông đến khám tại bệnh viện, và được kết luận ông bị dập tủy đầu xương trên cánh tay phải, dập điểm bám gân cơ trên và dưới vai phải. Quá trình điều trị thuốc không có tiến triển nên ngày 31/3/2015, bệnh viện yêu cầu ông nhập viện để phẫu thuật. Từ khi ông Giỏi bị tai nạn đến nay, Xí nghiệp không hướng dẫn ông làm thủ tục hưởng chế độ tai nạn và cũng chưa thanh toán tiền nghỉ hưởng BHXH từ năm 2014. Ông Giỏi đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, trường hợp của ông có được coi là tai nạn lao động không? Nếu là tai nạn lao động thì ông cần những giấy tờ gì để hưởng chế độ? Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp này như thế nào? Xí nghiệp không chi trả tiền nghỉ ốm từ năm 2014 cho ông có đúng không? Việc Xí nghiệp trả lời do vụ việc từ năm trước nên đến năm nay không giải quyết có đúng quy định không?

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYTngày 21/5/2012 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động thì vụ tai nạn của ông Giỏi phải được Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Gia Lâm thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường đô thị Hà Nội thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra, xem xét tính hợp lý về thời gian, địa điểm để kết luận vụ tai nạn đó có được coi là tai nạn lao động hay không.

Trong trường hợp vụ tai nạn của ông Giỏi được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở kết luận là tai nạn lao động thì Công ty phải có trách nhiệm trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 2/2/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Lập hồ sơ làm đề nghị cơ quan bảo hiểm giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Điều 114 Luật BHXH.

Việc người sử dụng lao động trả lời do vụ việc từ năm trước nên đến nay không giải quyết là không đúng quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với ông Giỏi theo các quy định của pháp luật.

Tai nạn lao động
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị TNLĐ có mức suy giảm khả năng lao động dưới 5% không được bồi thường, trợ cấp đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin đối với các vụ TNLĐ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trước khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có yêu cầu kỹ thuật cao cho người lao động, người sử dụng lao động phải làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị TNLĐ, BNN không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động không được buộc NLĐ tiếp tục làm công việc nếu các nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng chưa được khắc phục đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần, hằng tháng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động lần đầu được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động ban hành quyết định bồi thường, trợ cấp đối với người bị TNLĐ nặng trong thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn chết người thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị TNLĐ, BNN phải được thanh toán trong thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được quyền rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn lao động
Thư Viện Pháp Luật
162 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tai nạn lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào