Tình cảm phai lạt, muốn chấm dứt làm con nuôi?

Cha mẹ nuôi nhận tôi làm con nuôi lúc tôi 15 tuổi, thủ tục nhận nuôi được thực hiện đầy đủ đúng pháp luật. Sau đó, cha mẹ nuôi tôi sang Mỹ định cư và mối quan hệ cứ phai nhạt dần cho đến nay thì gần như không còn liên lạc nữa. Hiện tôi, tôi 22 tuổi và đang sống với cha mẹ ruột. Giờ tôi muốn đơn phương chấm dứt quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi của tôi có được không, thủ tục ra sao?
Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH, Đoàn luật sư TP.HCM, trả lời: Theo trình bày của bạn thì trường hợp này chưa đủ căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.

Tại Điều 13 Luật này quy định về các hành vi bị cấm như:

1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Trong các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi thì trường hợp 1.“Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi” gần có cơ sở nhất trong trường hợp của bạn. Do bạn đã thành niên và cần thêm điều kiện là cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo khoản 5 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành.

Về thẩm quyền bạn có thể yêu cầu Tòa án thì nơi bạn cư trú, làm việc giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Còn trong trường hợp cha, mẹ nuôi của bạn không chịu chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh, giải quyết việc này.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (sẽ có hiệu lực vào ngày 1-7-2016) quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”

Như vậy, bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi của mình.

KIM PHỤNG

Thư Viện Pháp Luật

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

136 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào