Có được yêu cầu lao động nữ làm việc trong thời gian nghỉ thai sản?

Nhờ luật sư tư vấn giúp: Ngày 25.10.2020 tới đây, tôi nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng để sinh con. Nhưng do tính chất công việc là kế toán nên cơ quan tôi không có người làm thay, tôi phải làm kế toán trong thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng. Vậy nhờ luật sư tư vấn giúp ngoài chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả, tôi làm công việc kế toán cho cơ quan như vậy tôi có được hưởng lương không? Công ty tôi làm vậy có bị phạt không?

Theo quy định pháp luật lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian nghỉ là 6 tháng.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

"Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. [...]"

Như vậy, pháp luật hiện hành ghi nhận quyền được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con. Nghĩa là trong 6 tháng này, lao động nữ không phải làm việc, không hưởng lương của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nhưng được hưởng tiền trợ cấp thai sản một lần và tiền thuộc chế độ thai sản tương ứng với thời gian nghỉ.

Trong trường hợp doanh nghiệp bên bạn vì tình hình thực tế không đủ nhân sự, bắt buộc bạn phải làm công việc kế toán trong thời gian nghỉ thai sản thì chị phải được hưởng cả tiền lương của công việc mà chị đang đảm nhận, vừa được hưởng đầy đủ chế độ thai sản.

Pháp luật hiện hành chỉ cho phép lao động nữ nghỉ thai sản được đi làm sớm nếu đảm bảo về mặt sức khỏe nhưng ít nhất phải đã nghỉ đủ 4 tháng thai sản. Tuy nhiên, lại chưa có cơ chế xử phạt hành vi doanh nghiệp nhận người lao động nghỉ thai sản đi làm lại sớm hơn so với quy định hoặc trường hợp buộc người lao động phải làm việc trong thời gian nghỉ thai sản. Do vậy, bạn có thể căn cứ quy định về quyền hưởng chế độ thai sản và tình hình sức khỏe của bản thân để đề nghị với công ty bố trí nhân sự làm thay bạn trong thời gian hưởng chế độ thai sản.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

Mức hưởng chế độ thai sản
Hỏi đáp mới nhất về Mức hưởng chế độ thai sản
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về việc đóng bảo hiểm và chế độ
Hỏi đáp pháp luật
Tính tiền hưởng bảo hiểm khi sẩy thai 2 tháng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đóng bảo hiểm mức 3 triệu/tháng thì được hưởng thai sản bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Mức trợ cấp thai sản
Hỏi đáp pháp luật
Vợ sinh con, chồng được hưởng trợ cấp thai sản không?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ trợ cấp cho thai sản?
Hỏi đáp pháp luật
Nghỉ sinh con khi đang tập sự có được hưởn chế độ trợ cấp thai sản?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng đồng thời trợ cấp thai sản và thất nghiệp không?
Hỏi đáp pháp luật
Trợ cấp thai sản, dưỡng sức theo mức lương cũ hay mới?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trợ cấp thai sản trên mức hưởng lương
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mức hưởng chế độ thai sản
293 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mức hưởng chế độ thai sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào