Họ con riêng của vợ có được đổi theo họ của bố dượng không?

Chào luật sư em cần hỏi một vấn đề về làm lại giấy khai sinh cho con trai của vợ em (là con riêng của vợ em) em muốn thay đổi họ con sang họ của em thì phải làm như thế nào mong được luật sư tư vấn. Em chân thành cảm ơn!

Theo Khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp được thay đổi họ như sau:

- Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

- Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

- Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

- Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

- Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

- Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

- Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Như vậy, trong trường hợp của bạn bạn chỉ được thay đổi họ con riêng của vợ bạn sang họ của bạn khi bạn nhận con riêng của vợ bạn là con nuôi.

Mặt khác, tại Luật nuôi con nuôi 2010 quy định các điều kiện khi nhận nuôi con nuôi trong trường hợp của bạn, cụ thể như sau:

1. Người được nhận làm con nuôi:

- Trẻ em dưới 16 tuổi

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

2. Người nhận nuôi con nuôi

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

Lưu ý: Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

Về thủ tục nhận nuôi con nuôi, bạn tham khảo chi tiết tại bài viết sau: Điều kiện, thủ tục nhận nuôi con nuôi

Ban biên tập phản hồi đến bạn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
196 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào