Quyền lợi của người lao động khi chăm con dưới 07 tuổi bệnh

Tôi thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, hiện có 02 con dưới 7 tuổi, thằng nhỏ vừa hết thì tới thằng lớn. Thằng nhỏ bệnh vào ngày 1.10 đến 5.10 rồi tới thằng lớn 09.10 đến 15.10 mới hết, (có chứng nhận của cơ sở khám, chữa bệnh) do đó mà tôi phải nghỉ để chăm 02 con. Thế cho tôi hỏi, thời gian tôi nghỉ để chăm con có được bảo hiểm chi trả gì không? Tôi chỉ muốn biết quyền lợi của mình. Mong Ban biên tập hỗ trợ giúp. (****@gmail.com)

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:

- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

- Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo đó, tại Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:

Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

....

=> Như vậy, với trường hợp của bạn có tham gia bảo hiểm xã hội, nên bạn sẽ được nghỉ tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi. Khi có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền cấp thì sẽ được nghỉ chế độ ốm đau khi con ốm. Bạn có thể nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho công ty đang làm việc để họ lập hồ sơ gửi sang cơ quan BHXH quận/huyện, sau đó BHXH sẽ thực hiện việc chi trả chế độ con ốm.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 mẫu đơn ứng tuyển chọn lọc hay nhất cho người lao động 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận thâm niên công tác cho người lao động mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm theo mẫu chuẩn được sử dụng nhiều nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề xuất tăng lương cho người lao động mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin giấy xác nhận hạnh kiểm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 dành cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
258 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào