Mức hưởng lương hưu hằng tháng của lao động nữ khi nghỉ hưu trong giai đoạn 2018 - 2021

Tôi nghe nói có hướng dẫn mới về mức lương hưu của lao động trong giai đoạn từ năm 2018-2021, Ban biên tập có thể cung cấp thông tin giúp tôi được không? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều Thùy Ánh (090***)

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ, theo đó kể từ ngày 24/12/2018:

Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng sẽ hưởng lương hưu theo mức điều chỉnh tại Nghị định 153

Cụ thể:

Mức hưởng lương hưu được điều chỉnh = Mức hưởng lương hưu tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 hoặc Khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội 2014 + mức điều chỉnh

Mức điều chỉnh = mức lương hưu tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 hoặc Khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu x tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, cụ thể như sau:

VD1: Chị A có sẽ mức hưởng lương hưu là 3.500.000 đồng/tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014 nếu chị nghỉ hưu từ năm 2019 và chị A có thời gian đóng BHXH là 21 năm. Như vậy, mức lương hưu chị được hưởng nếu nghỉ hưu từ năm 2019 sẽ là:

Mức điều chỉnh = 3.500.000 đồng/tháng x 6,32% (tỷ lệ điều chỉnh theo bảng nêu trên khi nghỉ hưu năm 2019) = 221.200 đồng/tháng

Mức hưởng lương hưu được điều chỉnh = 3.500.000 + 221.200 = 3.721.200 đồng/tháng.

Như vậy, chị A nghỉ hưu năm 2019 thì mức hưởng lương hưu của chị sẽ là 3.721.200 đồng/tháng.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 153 thì:

Đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/06/2018 thì thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này trước, sau đó thực hiện được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

VD2: Chị B nghỉ hưu từ tháng 01/2018, mức hưởng lương chị được hưởng mỗi tháng là 3.500.000 đồng. Trước khi nghỉ hưu chị đã đóng bảo hiểm được 21 năm. Như vậy:

Mức lương hưu sau khi điều chỉnh theo Nghị định 153 là 3.500.000 đồng/tháng + [3.500.000 đồng/tháng x 8,42% (tỷ lệ điều chỉnh theo bảng nêu trên khi nghỉ hưu năm 2018)] = 3.794.700 đồng/tháng

Mức lương hưu sau khi tiếp tục điều chỉnh theo Nghị định 88 là 3.794.700 đồng/tháng + (3.794.700 đồng/tháng * 6.92%) = 4.057.293 đồng/tháng

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 153 cũng quy định:

Đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày được nhận lương hưu mới theo quy định tại Nghị định này, được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, nếu ngày nhận được lương hưu mới là 01/01/2019 thì Chị B sẽ được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệnh tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh là: (4.057.293 đồng/tháng - 3.500.000 đồng/tháng) * số tháng chị B nhận mức lương hưu cũ

VD3: Chị C nghỉ hưu từ tháng 07/2018, mức hưởng lương hưu hằng tháng là 3.500.000 đồng. Trước khi nghỉ hưu chị đã đóng bảo hiểm được 21 năm. Căn cứ theo quy định nêu trên thì chị C chỉ được điều chỉnh mức hưởng theo Nghị định 153, không điều chỉnh theo Nghị định 88, cụ thể:

Mức lương hưu sau khi điều chỉnh theo Nghị định 153 là 3.500.000 đồng/tháng + [3.500.000 đồng/tháng x 8,42% (tỷ lệ điều chỉnh theo bảng nêu trên khi nghỉ hưu năm 2018)] = 3.794.700 đồng/tháng

Do đó, nếu ngày nhận được lương hưu mới là 01/01/2019 thì Chị C sẽ được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệnh tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh là: (3.794.700 đồng/tháng - 3.500.000 đồng/tháng) * số tháng chị C nhận mức lương hưu cũ

Ban biên tập thông tin đến bạn!

Trân trọng!

Lao động nữ
Hỏi đáp mới nhất về Lao động nữ
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ làm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền từ chối làm thêm giờ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ nộp chậm hồ sơ dưỡng sức sau sinh được hưởng trợ cấp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ có quyền từ chối đi làm trước khi hết hạn nghỉ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, sẩy thai được hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ sinh đôi được nghỉ dưỡng sức sau thai sản nhiều nhất bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, lao động nữ có thể được nghỉ hưu sớm hơn tối đa bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, lao động nữ đi làm lại sau sinh được hưởng chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ có được trả thêm tiền lương nếu như làm việc trong thời gian được nghỉ hằng ngày khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ được nghỉ ngơi bao nhiêu lâu một ngày khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lao động nữ
Thư Viện Pháp Luật
169 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lao động nữ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào