Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với NLĐ nuôi con đẻ dưới 12 tháng tuổi đã hết thì có đương nhiên hết tội không?

Chào Ban biên tập, tôi hiện là nhân viên phòng hành chính nhân sự của một công ty tư nhân, vừa qua công ty có phát hiện chị A vi phạm một số quy định của công ty, nhưng khi phát hiện ra để tiến hành giải quyết thì chị này đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nên đành chờ con chị cứng cáp, qua 12 tháng tuổi. Tuy nhiên đến thời gian đó thì đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật, nhưng vậy, giờ chúng tôi không biết phải làm sao, phải chi có thể kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật thì hay biết mấy, mà tôi chưa hiểu lắm: Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Người lao động nuôi con đẻ dưới 12 tháng tuổi đã hết thì có đương nhiên hết tội không?

Bạn đã làm đúng khi không xử lý kỷ luật đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, theo quy định tại Điều 11 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể:

Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nuôi con đẻ dưới 12 tháng tuổi;

- Nuôi con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình dưới 12 tháng tuổi;

- Nuôi đứa trẻ mang thai hộ dưới 12 tháng tuổi đối với người lao động là người mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có quy định: Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

=> Như vậy, bạn có thể an tâm làm theo quy định, ngay khi người lao động nữ vi phạm đó hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì phía công ty bạn có thời hạn 60 ngày để tiến hành xử lý kỷ luật người lao động nữ vi phạm đó nhé.

** Lưu ý: Tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu xác nhận đang làm việc tại công ty mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề xuất tăng lương mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mẫu đơn đề xuất phổ biến nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động làm việc cho làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đi đường mới nhất 2023 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quy chế thưởng của công ty mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn làm CV xin việc đơn giản, gây ấn tượng nhà tuyển dụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin giấy xác nhận hạnh kiểm mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
161 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào