Bồi thường chi phí đào tạo tại nước ngoài

Xin chào luật sư!   Tôi đã từng làm việc cho 1 công ty của Nhật tại Việt Nam. Cách đây 2 năm tôi được công ty cho sang bên Nhật làm việc với hình thức học tập và đào tạo, nhưng thực ra là sang để làm việc như 1 công nhân bình thường. Trước khi đi tôi phải kí  hợp đồng đạo tạo 3 năm ở bên Nhật và sau khi trở về nước phải làm việc cho công ty Việt Nam 3 năm và công ty bên Việt Nam yêu cầu được giữ sổ đỏ( có sự đồng ý của chủ sở hữu là bố tôi). Mặt  khác, nếu như tôi phá hợp đồng đó thì tôi sẽ phải bồi thường phí đào tạo" tổng chi phí đào tạo ước tính cho cả khóa học khoảng 150.000.000 đồng" (trích nguyên văn trong bản hợp đồng).           Tôi đã làm việc bên đó được 2 năm,nhưng vì lí do sức khỏe tôi cảm thấy không thể tiếp tục làm việc được nên tôi đã về nước trước thời hạn mà không có sự đồng ý của phía công ty bên Nhật cũng như bên Việt Nam.Chính vì thế công ty bên Việt Nam đã yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo ước tính khoảng 800 triệu VN đồng.    Vậy tôi muốn hỏi luật sư tôi có phải trả toàn bộ chi phí đào tạo với số tiền hiện tại mà phía công ty đưa ra không? Và việc giữ sổ đỏ của công ty như vậy có phù hợp với luật pháp Việt Nam không?
- Về việc bồi thường chi phí đào tạo

* Trường hợp bạn ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp:

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động nêu rõ: “Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.

Như vậy, trong trường hợp này, việc bạn bỏ về nước trước thời hạn mà không có sự đồng ý của phía bên doan nghiệp là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, do vậy bạn phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản khoản 4 Điều 32 Nghị định số02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề.

-Cụ thể, về việc tính chi phí bồi thường đào tạo sẽ được căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 mục III Thông tư21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 về Hợp đồng lao động quy định: “Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thoả thuận, thì phải bồi thường mức phí đào tạo bao gồm các khoản phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thoả thuận của người lao động”

Như vậy, người sử dụng lao động sẽ dựa vào các chi phí thực tế cho việc đào tạo người lao động và trên cơ sở thoả thuận với người lao động để tính mức bồi thường chi phí đào tạo.

* Trường hợp bạn ký kết hợp đồng học nghề với doanh nghiệp:

Khoản 4 Điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9.1.2001 quy định chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề quy định: “Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tuyển người vào học nghề làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn hoặc học xong không làm việc hay làm việc không đủ thời hạn cam kết đã ghi trong hợp đồng học nghề với doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường phí dạy nghề

Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 24 BLLĐ sửa đổi, bổ sung, khoản 3 Điều 37 Luật dạy nghề năm 2006, khoản 4 Điều 18 Nghị định sô139/2006/NĐ-CP ngày 20.11.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục và Bộ luật lao động về dạy nghề thì việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề khi chưa có sự đồng ý của phía bên Nhật và Việt Nam là vi phạm pháp luật. Do vậy, dựa trên các chi phí thực tế phát sinh, bạn phải bồi thường cho phía bên doanh nghiệp.
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
314 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào